Quy trình hạch toán kế toán xây dựng theo TT 133

Hiện nay, một số kế toán mới ra trường hoặc đã đi làm nhưng chưa tiếp cận với loại hình công ty xây dựng thì sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ khi làm việc, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến kế toán xây dựng. Bởi lĩnh vực xây dựng được đánh giá là một lĩnh vực khó. Do vậy, các bạn kế toán cần phải nắm thật vững cách định khoản của kế toán xây dựng cũng như biết vận dụng hạch toán theo chế độ Thông tư 133. Trong khuôn khổ bài viết này, TTSOFT cũng muốn chia sẻ một thông tin về cách hạch toán của kế toán xây dựng để các bạn cùng tìm hiểu và làm tài liệu tham khảo nhé!

Quy trình hạch toán kế toán xây dựng theo TT 133

ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH Theo dõi theo công trình: Giá thành chi tiết của một công trình được chia thành nhiều hạng mục, từng gói thầu hoặc các công trình nhỏ lẻ nên việc tính giá thành có thể tính theo giá thành chi tiết hoặc giá thành tổng thể cho từng công trình
THỜI GIAN THEO DÕI CỦA ĐỐI TƯỢNG GIÁ THÀNH Đối với công trình, việc theo dõi thời gian thường kéo dài từ tháng này qua tháng khác, có khi một năm hoặc nhiều năm.
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG Các yếu tố chi phí cho công trình bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu: theo dõi nguyên vật liệu nhập mua và xuất dùng theo công trình hoặc NVL được xuất thẳng tới công trình (kế toán không cần nhập vào kho quản lý vì chi tiết theo công trình, đã xác định chính xác khối lượng nguyên vật liệu được dùng). Nguyên vật liệu có thể điều chuyển giữa các công trình.
  • Chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi Phí máy thi công, chi phí thầu phụ, chi phí thuê ngoài: tùy theo công việc cụ thể phát sinh thì các chi phí này có thể đích danh theo từng công trình hoặc phân bổ chung cho các công trình. Thường thì việc phân bổ các chi phí sản xuất dựa theo yếu tố chi phí nguyên vật liệu hay hệ số theo dõi của từng đối tượng giá thành.
TẬP HỢP CHI PHÍ DỞ DANG Các chi phí tập hợp sản xuất còn dở dang trong kỳ sẽ chuyển sang theo dõi TK 154.

Khi công trình hoàn thành chuyển sang TK 632.

BẢNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu công trình, yêu cầu kế toán sẽ lập bảng dự toán chi phí phát sinh cho công trình. Khi công trình hoàn thành sẽ lập báo cáo so sánh giữa giá thành dự toán và chi phí thực tế.
XÁC ĐỊNH LÃI LỖ Kế toán cần theo dõi phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng công trình , từ đó xác định kết quả kinh doanh theo công trình
THUẾ GTGT VÃNG LAI NGOẠI TỈNH Các dự án thi công ngoại tỉnh (giá trị >= 1 tỷ) thì sẽ phát sinh thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.

Cách hạch toán kế toán xây dựng theo TT 133

Khi kế toán chính thức theo dõi và làm việc cho lĩnh vực xây dựng, cần xác định rõ doanh nghiệp đang sử dụng chế độ thông tư nào và dùng đúng với thông tư đó với cơ quan thuế. Dưới đây, một số gợi ý hạch toán kế toán xây dựng theo TT 133.

ĐỐI TƯỢNG HỒ SƠ GỒM HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÂY DỰNG THEO TT 133
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình Mua NVL trực tiếp gồm:

  • Hợp đồng mua bán/ Đơn đặt hàng.
  • Hóa đơn chứng từ mua NVL
  • Phiếu xuất kho bên bán và Phiếu nhập kho
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
  • Các chứng chỉ chất lượng mua NVL
1/ Hạch toán mua nguyên vật liệu:

Ghi Nợ TK 152 (chi tiết theo từng vật tư gồm số lượng, đơn giá)

Nợ TK 1331 (Thuế GTGT mua vào được khấu trừ)

Có TK 111, 112, 331

2/ Xuất dùng nguyên vật liệu thi công:

Nợ TK 154- chi tiết vật tư

Có TK 152

Chi phí nhân công trực tiếp Hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng lao động với nhân viên tham gia công vào công trình.
  • Quy chế tiền lương, thưởng các quyết định của Giám đốc.
  • Các thủ tục liên quan đến thuế TNCN
  • Bảng chấm công, bảng lương theo theo qui định của DN
1/ Cuối tháng tính lương cho nhân viên, công nhân công trình:

Nợ TK 154- Chi phí NC trực tiếp

Có TK 334

2/ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN vào chi phí

Nợ TK 154

Có TK 3383, 3384, 3385

Chi phí máy thi công (gồm các máy móc dùng cho công trình bao gồm khấu hao máy, lương nhân viên vận hành máy, chi phí sữa chữa, bảo dưỡng máy móc) Lương nhân viên vận hành máy, kế toán chuẩn bị các giấy tờ tương tự phần chi phí nhân công.

Chi phí khấu hao máy:

  • Gồm hợp đồng/ hóa đơn mua máy móc thiết bị.
  • Định mức tiêu hao nhiên liệu
1/ Cuối tháng tính lương cho nhân viên vận hành máy

Nợ TK 154 – chi phí nhân công máy thi công

Có TK 334

2/ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí

Nợ TK 154

Có TK 3383, 3384, 3385

3/ Cuối tháng trích khấu hao máy thi công

Nợ TK 154

Có TK 214

4/ Chi phí xăng dầu cho máy móc hoạt động

Nợ TK 154

Có TK 152

5/ Chi phí sữa chữa, thay thế phụ tùng máy móc

Nợ TK 154

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Chi phí sản xuất chung cho công trình Gồm các chi phí chung cho công trình như: chi phí điện, nước, thuê nhà xưởng, lán trại,… các chi phí chung phục vụ cho công trình

  • Hóa đơn điện, nước, thuê nhà xưởng
  • Phiếu chi
Các chi phí sản xuất chung dùng cho công trình:

Nợ TK 154

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Bài viết này thật sự cần thiết dành cho các bạn làm kế toán xây dựng theo TT 133 tham khảo cũng như là một tài liệu cần khi dùng. Song song với vấn đề này, các bạn kế toán nên tìm cho mình phần mềm kế toán hỗ trợ theo dõi được các nghiệp vụ về kế toán xây dựng. Một sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn sử dụng phần mềm Kế toán 1A. Đây là phần mềm đáp ứng đầy đủ các bước tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành công trình. Các bước tính giá thành được thực hiện hoàn toàn tự động sẽ giúp các bạn kế toán vững tin hơn trong lĩnh vực này.