Dịch vụ làm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính hay quyết toán năm là công tác quan trọng, thể hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một năm (năm dương lịch hoặc năm tài chính) về các khoản doanh thu, chi phí, lời lỗ hay số thuế TNDN phải nộp. Bạn có nhu cầu về Dịch vụ làm báo cáo tài chính, hãy liên hệ ngay Kế toán Minh Hà để được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về báo cáo tài chính nhanh chóng, chuyên nghiệp từ A – Z.
Dịch vụ làm báo cáo tài chính trọn gói, uy tín
Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm tại Kế toán Minh Hà tự hào khi mang đến cho Doanh nghiệp dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Chúng tôi chịu trách nhiệm tư vấn, giải quyết mọi phát sinh, tối đa hóa chi phí, giảm thiểu số thuế mà công ty, doanh nghiệp phải nộp sao cho phù hợp theo quy định.
Vì sao nên thuê dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm?
Khi thuê dịch vụ báo cáo tài chính tại Kế toán Minh Hà, Quý khách hàng sẽ nhận được các lợi ích sau:
• Tối ưu chi phí so với việc thuê một nhân sự kế toán riêng;
• Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về chi phí khi tính thuế TNDN nhanh chóng;
• Đảm bảo thời gian nộp báo cáo tài chính cuối năm theo quy định của pháp luật;
• Chúng tôi sẵn sàng chịu toàn bộ trách nhiệm về số liệu do chúng tôi thực hiện;
• Số liệu kế toán sẽ được thực hiện rõ ràng, chính xác, chuyên nghiệp bởi đội ngũ kế toán dày dặn kinh nghiệm.
Công việc được thực hiện bởi dịch vụ làm báo cáo tài chính?
Các công việc được thực hiện bởi dịch vụ làm báo cáo tài chính gồm:
• Thu thập hóa đơn, chứng từ, sổ sách; thông báo về chế độ, hình thức kế toán áp dụng, phương pháp khấu hao tài sản cố định;
• Nhận, kiểm tra, đối chiếu chứng từ về tính hợp lý, hợp lệ của từng chứng từ cụ thể;
• Rà soát chứng từ với các tờ khai thuế đã nộp trong năm, lên phương án điều chỉnh nếu chưa hợp lệ;
• Sắp xếp, phân loại chứng từ, ghi nhận các bút toán phát sinh;
• Kiểm tra chi phí lương, bảo hiểm y tế, BHX, khoản trích theo lương, lập các bảng khấu hao tài sản cố định; hạch toán kế toán;
• Tư vấn các vấn đề phát sinh về tiền mặt, ngân hàng, công nợ, tồn kho;
• Cân đối doanh thu, chi phí, tối đa hóa chi phí hợp lệ tùy theo từng doanh nghiệp cụ thể;
• Cân đối hàng tồn kho, lương nhân viên, giá thành sản phẩm, giá vốn phát sinh;
• Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp hợp thức hóa một số chi phí hợp lý theo quy định luật thuế
• Lập bộ báo cáo hoàn chỉnh, in sổ chi tiết, sổ quỹ, công nợ, tồn kho, phiếu nhập, xuất, thu, chi,…
• Hoàn thiện và lập sổ sách kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bản lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản và thuyết minh BCTC;
• Thực hiện các công việc khác theo nghiệp vụ và hợp đồng về dịch vụ báo cáo tài chính.
Vì sao chọn dịch vụ báo cáo tài chính tại Kế toán Minh Hà?
Nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn dịch vụ báo cáo tài chính tại Kế toán Minh Hà bởi:
• Đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề kế toán – thuế và hoạt động báo cáo tài chính;
• Tiếp nhận, xử lý dữ liệu, chứng từ nhanh chóng, gọn lẹ, chuyên nghiệp; giúp DN tối ưu thời gian;
• Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí in ấn, phần mềm kế toán; tối ưu hóa chi phí chi phải nộp thuế trong năm cho doanh nghiệp theo đúng quy định;
• Chuẩn mực, cẩn trọng và tỉ mỉ trong thu thập, xử lý, làm việc với số liệu, chứng từ liên quan đến báo cáo tài chính;
• Chịu mọi trách nhiệm về số liệu, chứng từ, hồ sơ sổ sách, báo cáo tài chính được thực hiện;
• Sẵn sàng bồi hoàn nếu có sai sót trong tính toán, số liệu, chứng từ được thực hiện (căn cứ trên số liệu được cung cấp bởi DN);
• Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, kế toán – thuế trọn gói theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Câu hỏi thường gặp về báo cáo tài chính cuối năm
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu. Từ đó nắm được tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định về kinh tế trong năm tới.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính?
Thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định cụ thể như sau:
• Đối với doanh nghiệp nhà nước: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
• Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước: Chậm nhất là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính;
• Đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là ngày 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính;
• Đối với các doanh nghiệp khác: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
Cần nộp báo cáo tài chính đúng thời gian quy định để tránh bị phạt.
Hồ sơ báo cáo tài chính gồm những gì?
Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 200 bao gồm:
• Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN);
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN);
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN);
• Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
Báo cáo tài chính dạng đầy đủ bao gồm:
• Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01a-DN);
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02a- DN);
• BC lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B03a-DN);
• Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a-DN).
Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 133 bao gồm:
• Báo cáo tình hình tài chính;(Mẫu số B01a-DNN);
• Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;(Mẫu số B02-DNN);
• Bản thuyết minh báo cáo tài chính; (Mẫu số B09-DNN);
• Bảng cân đối tài khoản.(Mẫu số F01-DNN);
Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính là bao nhiêu?
Căn cứ theo điều 10, điều 11, điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cụ thể như sau:
Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
• Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
• Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
• Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
• Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định;
• Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
• Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu;
• Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
• Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
• Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
Mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:
• Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Hy vọng những chia sẻ trên từ dịch vụ làm báo cáo thuế tại Kế toán Minh Hà thực sự hữu ích với bạn!